CHƯƠNG CHÍN
Gia đình chỉ có cha hay mẹ có thể thành công!
1-3. Con số các gia đình chỉ có cha hay mẹ gia tăng vì những yếu tố nào, và các người trong những gia đình đó bị ảnh hưởng thế nào?
GIA ĐÌNH chỉ có cha hay mẹ được gọi là “kiểu gia đình tăng nhanh nhất” ở Hoa Kỳ. Trong nhiều xứ khác cũng có tình trạng tương tự như thế. Con số kỷ lục về nạn ly dị, bỏ rơi, ly thân và đẻ con hoang đã gây ra hậu quả rộng lớn cho hàng triệu cha mẹ và con cái.
2 Một bà mẹ đơn chiếc nói: “Tôi là một quả phụ 28 tuổi có hai con. Tôi rất chán nản vì không muốn nuôi con một mình mà thiếu cha chúng. Dường như không ai quan tâm đến tôi cả. Các con thường thấy tôi khóc và điều này ảnh hưởng đến chúng”. Ngoài việc chống chọi với cảm xúc như giận hờn, mặc cảm tội lỗi và lẻ loi, hầu hết các người làm cha hay mẹ đơn chiếc này đương đầu với sự khó khăn trong vấn đề vừa phải đi làm và vừa phải lo việc nhà. Một người nói: “Làm cha hay mẹ đơn chiếc giống như người làm trò tung hứng banh. Sau sáu tháng tập luyện, cuối cùng bạn có thể tung hứng bốn trái banh một lượt. Nhưng vừa khi bạn làm được thì có ai đó liệng trái banh mới cho bạn!”
3 Những người trẻ trong gia đình mà chỉ có cha hay mẹ thường có những sự giằng co riêng. Chúng có lẽ phải phấn đấu với những xúc cảm mãnh liệt vì cha hay mẹ đột ngột ra đi hoặc bị chết. Đối với nhiều người trẻ, sự vắng mặt của cha hay mẹ dường như gây hậu quả tiêu cực sâu xa.
4. Làm sao chúng ta biết Đức Giê-hô-va quan tâm đến các gia đình chỉ có cha hay mẹ?
Xuất Ê-díp-tô Ký 22:22; Phục-truyền Luật-lệ Ký 24:19-21; Gióp 31:16-22). Giê-hô-va Đức Chúa Trời không thờ ơ đối với cảnh ngộ khốn khó của họ. Người viết thi thiên gọi Đức Chúa Trời là “Cha kẻ mồ-côi, và quan-xét của người góa-bụa” (Thi-thiên 68:5). Chắc chắn là ngày nay Đức Giê-hô-va cũng quan tâm đến những gia đình chỉ có cha hay mẹ! Quả thật, Lời ngài đưa ra những nguyên tắc có thể giúp họ thành công.
4 Chúng ta thấy gia đình chỉ có cha hay mẹ đã hiện hữu trong thời Kinh-thánh được viết ra. Kinh-thánh nhiều lần đề cập đến “kẻ mồ-côi [con không cha, NW ]” và “người góa-bụa” (THÀNH THẠO SẮP XẾP VIỆC NHÀ
5. Những người một mình nuôi con mới đầu phải đối phó với vấn đề nào?
5 Hãy xem xét công việc quản lý trong nhà. Một người đã ly dị thú thật: “Có nhiều khi tôi mong muốn có người đàn ông trong nhà, thí dụ như khi xe bị trục trặc mà không biết nó hư chỗ nào”. Tương tự như vậy, những người đàn ông ly dị hoặc góa vợ không lâu cũng bị bối rối trước nhiều công việc nhà mà giờ đây họ phải làm. Đối với con cái, sự hỗn độn trong nhà lại càng làm chúng cảm thấy thiếu ổn định và thiếu an toàn.
6, 7. a) “Người nữ tài-đức” nơi sách Châm-ngôn nêu gương tốt nào? b) Siêng năng chu toàn trách nhiệm trong nhà giúp các gia đình chỉ có cha hay mẹ như thế nào?
6 Điều gì có thể giúp họ? Hãy lưu ý gương của “người nữ tài-đức” mà Châm-ngôn 31:10-31 miêu tả. Bà làm được nhiều việc rất đáng chú ý—mua bán, may vá, nấu nướng, đầu tư vào bất động sản, trồng trọt và trông coi công việc làm ăn. Bí quyết của bà là gì? Bà siêng năng, thức khuya dậy sớm để làm việc. Và bà khéo sắp xếp, phân chia một số công việc, và chính tay mình chăm sóc người khác. Bà được ngợi khen cũng chẳng lạ gì!
Châm-ngôn 21:5). Một người cha đơn chiếc thú thật: “Tôi có khuynh hướng không nghĩ về bữa ăn cho đến khi tôi đói”. Nhưng bữa ăn có sắp đặt trước thường bổ dưỡng hơn và trông ngon hơn những bữa ăn làm vội làm vàng. Bạn có lẽ cũng phải tập làm các việc mới trong nhà. Bằng cách hỏi các người chuyên môn, bạn bè có kinh nghiệm, và đọc sách dạy cách sửa chữa, một số bà mẹ đơn chiếc có thể làm được những việc như sơn phết, sửa ống nước và sửa những gì đơn giản khi xe hư.
7 Nếu bạn là cha hay mẹ một mình nuôi con, hãy tận tâm chu toàn trách nhiệm trong nhà bạn. Cố tìm sự thỏa lòng trong công việc đó, vì điều này giúp con cái có thêm hạnh phúc. Tuy nhiên, rất cần có sự sắp đặt và tổ chức đàng hoàng. Kinh-thánh nói: “Ý-tưởng của người cần-mẫn dẫn đến sự dư-dật” (8. Trong gia đình chỉ có cha hay mẹ, con cái có thể giúp những việc nhà như thế nào?
8 Hỏi con cái giúp đỡ có đúng không? Một người mẹ đơn chiếc lý luận: “Bạn muốn đền bù lại sự vắng mặt của người cha bằng cách cho con cái được thư thả”. Điều đó có thể dễ hiểu nhưng có lẽ không phải lúc nào cũng có lợi cho con. Vào thời Kinh-thánh được viết ra, những người trẻ kính sợ Đức Chúa Trời được chỉ định làm các việc thích hợp với chúng (Sáng-thế Ký 37:2; Nhã-ca 1:6). Vì vậy, dù cẩn thận không làm cho con bị nặng gánh, điều khôn ngoan là bạn nên chỉ định chúng làm những việc như rửa chén và dọn dẹp phòng của chúng. Hãy cùng làm vài việc với nhau. Điều này có thể rất là thích thú.
SỰ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC KIẾM KẾ SINH NHAI
9. Tại sao các bà mẹ một mình nuôi con thường gặp khó khăn về tài chính?
9 Phần nhiều các người cha hay mẹ một mình nuôi con thấy khó có đủ tiền trang trải trong nhà, và các * Trong những xứ có sự trợ cấp của chính phủ thì họ nên xin trợ cấp đó, ít ra cũng cho đến lúc tìm được việc làm. Kinh-thánh cho phép tín đồ đấng Christ dùng sự trợ cấp đó khi cần đến (Rô-ma 13:1, 6). Các người góa bụa và đã ly dị cũng gặp sự khó khăn đó. Vì bắt buộc phải đi làm lại sau nhiều năm làm nội trợ, nhiều người thường chỉ tìm được việc làm ít lương. Một số người cố nâng cao đời sống bằng cách học các lớp huấn nghệ hoặc các khóa học ngắn hạn.
người mẹ trẻ không chồng thường đặc biệt gặp khó khăn.10. Một người mẹ đơn chiếc có thể giải thích như thế nào cho con cái biết tại sao mình phải tìm việc làm?
10 Chớ ngạc nhiên nếu con bạn không vui khi bạn đi tìm việc làm, và không nên có mặc cảm tội lỗi. Tốt hơn, hãy giải thích cho chúng biết tại sao bạn phải đi làm, và giúp chúng hiểu là Đức Giê-hô-va đòi hỏi bạn phải cấp dưỡng cho chúng (I Ti-mô-thê 5:8). Với thời gian, phần nhiều con cái sẽ thích nghi với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, cố dành càng nhiều thì giờ với chúng càng tốt tùy cuộc sống bận rộn của bạn cho phép. Sự chú ý đầy yêu thương đó cũng sẽ giúp mọi người trong nhà ít nghĩ đến sự khó khăn về tài chánh mà gia đình có thể gặp phải (Châm-ngôn 15:16, 17).
AI CHĂM SÓC AI?
11, 12. Cha hay mẹ đơn chiếc phải giữ cương vị rõ ràng nào, và làm sao họ có thể làm được?
11 Cha hay mẹ đơn chiếc tự nhiên cảm thấy rất gần gũi với con cái, nhưng họ phải cẩn thận để giữ cương vị mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho mỗi người trong gia đình. Thí dụ, sự khó khăn nghiêm trọng có thể xảy ra nếu một người mẹ mong con trai mình gánh vác
trách nhiệm của người chủ gia đình hoặc đối xử với con gái như người bạn tâm phúc, làm con nặng lòng với vấn đề thầm kín. Làm thế là không thích hợp, gây căng thẳng và có lẽ làm con cái bị bối rối.12 Hãy trấn an con cái là với tư cách làm cha mẹ, bạn sẽ chăm sóc cho chúng, chứ không phải chúng chăm sóc cho bạn. (So sánh II Cô-rinh-tô 12:14). Đôi khi bạn có thể cần vài lời khuyên hoặc sự ủng hộ. Hãy đến gặp các trưởng lão tín đồ đấng Christ hay những chị tín đồ thành thục, chứ không phải đến với con cái tuổi vị thành niên của bạn (Tít 2:3).
DUY TRÌ KỶ LUẬT
13. Nói về việc sửa trị con cái, người mẹ đơn chiếc có thể đương đầu với vấn đề nào?
13 Người ta có thể dễ xem đàn ông là người giữ kỷ luật trong gia đình, nhưng người đàn bà có thể gặp
vấn đề về phương diện này. Một người mẹ đơn chiếc nói: “Các con trai tôi có hình vóc và giọng nói như người lớn. Đôi khi so với chúng, tôi khó mà không có vẻ lưỡng lự hay là yếu đuối”. Ngoài ra, bạn có thể vẫn còn buồn khổ vì cái chết của người hôn phối yêu dấu, hay là có lẽ bạn có mặc cảm tội lỗi hoặc tức giận vì hôn nhân đổ vỡ. Nếu con cái được pháp luật giao cho hai người chia nhau trông nom, thì bạn có thể sợ là con cái thích ở với người hôn phối cũ của bạn. Tình trạng này có thể làm cho bạn khó áp dụng sự sửa trị một cách thăng bằng.14. Cha hay mẹ đơn chiếc có thể giữ quan điểm thăng bằng nào về việc sửa trị?
14 Kinh-thánh nói rằng “con trẻ phóng-túng làm mất-cỡ cho mẹ mình” (Châm-ngôn 29:15). Bạn có sự hỗ trợ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời trong việc lập ra và thi hành phép tắc trong gia đình. Vì vậy bạn không nên nhượng bộ trước mặc cảm tội lỗi, hối hận, hay là sợ hãi (Châm-ngôn 1:8). Chớ bao giờ hòa giải các nguyên tắc Kinh-thánh (Châm-ngôn 13:24). Hãy cố gắng biết điều, kiên định, và cương quyết. Với thời gian, phần nhiều con cái sẽ hưởng ứng. Nhưng bạn vẫn muốn quan tâm đến cảm xúc của con cái. Một người cha đơn chiếc nói: “Sự sửa trị của tôi phải dung hòa với sự hiểu biết, bởi vì mấy đứa con tôi còn khủng hoảng vì bị mất mẹ. Tôi nói chuyện với chúng khi có bất cứ cơ hội nào. Chúng tôi có ‘giây phút êm ấm’ khi sửa soạn bữa cơm chiều. Đó chính là lúc chúng thật lòng tâm sự với tôi”.
15. Người cha hay mẹ đã ly dị nên tránh điều gì khi nói về người hôn phối cũ của mình?
15 Nếu đã ly dị, bạn không được lợi gì nếu làm con cái giảm lòng kính trọng đối với người hôn phối cũ của bạn. Cha mẹ cãi cọ nhau làm con cái đau buồn và cuối cùng làm chúng giảm lòng kính trọng đối *
với cả hai. Do đó, hãy tránh những lời làm con cái đau lòng như: “Cha nào con nấy!” Dù người hôn phối cũ có làm bạn đau đớn đến đâu, người đó vẫn là cha của con bạn và nó cần được cả cha lẫn mẹ yêu thương, chú ý và sửa trị.16. Trong gia đình chỉ có cha hay mẹ thì sự sắp đặt nào về thiêng liêng phải là phần quan trọng trong việc sửa trị đều đặn?
16 Như được thảo luận trong các chương trước, sự sửa trị liên quan đến việc dạy dỗ và chỉ bảo, chứ không phải trừng phạt mà thôi. Chúng ta có thể tránh được nhiều vấn đề nếu có chương trình tốt để dạy dỗ về thiêng liêng (Phi-líp 3:16). Việc đều đặn đi dự buổi họp đạo đấng Christ là cần yếu (Hê-bơ-rơ 10:24, 25). Học Kinh-thánh gia đình hằng tuần cũng vậy. Thật ra việc điều khiển cuộc học hỏi đều đặn như thế không phải là dễ. Một người mẹ tận tụy đã nói: “Sau một ngày làm việc, tôi chỉ muốn nghỉ ngơi mà thôi. Nhưng tôi chuẩn bị tinh thần mình để học hỏi với con gái tôi, vì biết rằng đó là điều mà tôi cần phải làm. Con tôi rất thích buổi học hỏi gia đình!”
17. Chúng ta có thể rút tỉa được kinh nghiệm gì về sự dạy dỗ tốt mà bạn của Phao-lô là Ti-mô-thê nhận được từ thơ ấu?
17 Bạn của sứ đồ Phao-lô là Ti-mô-thê chắc hẳn đã được mẹ và bà ngoại dạy các nguyên tắc Kinh-thánh—nhưng có lẽ không phải cha dạy. Tuy nhiên, Ti-mô-thê đã trở nên một tín đồ xuất sắc làm sao! (Công-vụ các Sứ-đồ 16:1, 2; II Ti-mô-thê 1:5; 3:14, 15). Bạn cũng có thể hy vọng đạt được kết quả tốt đẹp như thế trong lúc cố gắng nuôi con cái theo “sự sửa-phạt khuyên-bảo của Chúa” (Ê-phê-sô 6:4).
VƯỢT QUA SỰ CÔ ĐƠN
18, 19. a) Làm sao mà người cha hay mẹ đơn chiếc cảm thấy cô đơn? b) Lời khuyên nào giúp kiềm chế sự ham muốn xác thịt?
18 Một người mẹ đơn chiếc nói: “Khi tôi về đến nhà, đối diện với bốn bức tường, và nhất là sau khi con cái đã đi ngủ, tôi cảm thấy mình thật là cô đơn”. Thật vậy, sự cô đơn thường là vấn đề lớn nhất mà một người cha hay mẹ đơn chiếc phải đương đầu. Mong muốn có I Ti-mô-thê 5:11, 12). Để sự ham muốn xác thịt che khuất những lợi ích về thiêng liêng sẽ gây ra tai hại (I Ti-mô-thê 5:6).
tình bạn nồng nàn và sự mật thiết trong hôn nhân là điều tự nhiên. Nhưng một người có nên giải quyết vấn đề này với bất cứ giá nào không? Vào thời của sứ đồ Phao-lô, vài người đàn bà trẻ góa bụa để cho “thú-vui xui họ lìa khỏi Đấng Christ” (19 Một tín đồ đấng Christ nói: “Sự ham muốn tình dục rất là mạnh, nhưng bạn có thể kiềm chế được. Khi một ý tưởng nẩy sinh trong đầu, bạn đừng nghĩ đến nó. Phải loại nó đi. Nghĩ đến con cái cũng có thể giúp bạn”. Lời Đức Chúa Trời khuyên: ‘Hãy làm chết các chi-thể của anh em về tình-dục’ (Cô-lô-se 3:5). Nếu bạn cố đè nén sự thèm ăn, thì bạn có đọc các tạp chí trình bày hình ảnh những món ăn ngon lành không, hay là bạn có chơi với người luôn luôn nói về đồ ăn không? Hoàn toàn không! Ta cũng phải kiềm chế như vậy đối với sự ham muốn xác thịt.
20. a) Những người tìm hiểu người không tin đạo thì gặp mối nguy hiểm nào? b) Vào thế kỷ thứ nhất và ngày nay, những người độc thân phấn đấu với sự cô đơn như thế nào?
20 Một số tín đồ đấng Christ đã đi tìm hiểu người không tin đạo (I Cô-rinh-tô 7:39). Điều đó có giải quyết được vấn đề của họ không? Không. Một nữ tín đồ đấng Christ cảnh giác: “Có một điều còn tệ hơn là sống độc thân nữa. Đó là lấy lầm người!” Vào thế kỷ thứ nhất, các nữ tín đồ góa chồng chắc chắn có lúc cảm thấy cô đơn, nhưng các người khôn ngoan thì cứ bận rộn trong việc “đãi-đằng khách lạ, rửa chơn thánh-đồ, cứu-giúp kẻ khốn-nạn” (I Ti-mô-thê 5:10). Ngày nay, các tín đồ trung thành của đấng Christ đã tiếp tục bận rộn tương tự như thế dù phải đợi nhiều năm để tìm được người hôn phối biết kính sợ Đức Chúa Trời. Một chị tín đồ góa bụa 68 tuổi bắt đầu viếng thăm các chị góa khác mỗi khi chị cảm thấy cô đơn. Chị nói: “Tôi thấy rằng việc đi thăm như vậy, với lại làm việc nhà và chăm sóc cho tình trạng thiêng liêng của mình khiến tôi không còn thì giờ để cảm thấy cô đơn nữa”. Dạy người khác về Nước Đức Chúa Trời là một công việc đặc biệt hữu ích (Ma-thi-ơ 28:19, 20).
21. Việc cầu nguyện và sự kết hợp tốt có thể giúp người ta vượt qua sự cô đơn như thế nào?
21 Phải công nhận là không có gì giúp người ta hết I Ti-mô-thê 5:5). Nài xin là cầu xin tha thiết, đúng vậy, xin được giúp đỡ, có lẽ kêu lớn tiếng và khóc lóc. (So sánh Hê-bơ-rơ 5:7). “Ngày đêm” bày tỏ nỗi lòng với Đức Giê-hô-va có thể thật sự giúp bạn. Ngoài ra, sự kết hợp lành mạnh với bạn bè có thể giúp bạn rất nhiều để lấp đi khoảng trống cô đơn. Qua sự kết hợp tốt, một người có thể được “lời lành” khích lệ như Châm-ngôn 12:25 miêu tả.
cô đơn ngay lập tức. Nhưng chúng ta có thể chịu đựng với sức mạnh Đức Giê-hô-va ban cho mình. Tín đồ đấng Christ có được sức mạnh đó khi “ngày đêm bền lòng cầu-nguyện nài-xin” (22. Khi cảm giác cô đơn xâm chiếm tâm hồn, nghĩ đến điều gì sẽ giúp mình?
22 Nếu cảm giác cô đơn đôi khi xâm chiếm tâm hồn—rất có thể lắm—hãy nhớ rằng không ai mà không có vấn đề trong đời sống. Thật thế, toàn thể “anh em mình” đều bị đau khổ không chuyện này cũng chuyện khác (I Phi-e-rơ 5:9). Tránh nghĩ mãi về quá khứ (Truyền-đạo 7:10). Hãy nghĩ đến những cái lợi mà bạn hưởng được. Trên hết mọi sự, hãy nhất quyết giữ lòng trung kiên và làm Đức Giê-hô-va vui lòng (Châm-ngôn 27:11).
NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ GIÚP NHƯ THẾ NÀO
23. Tín đồ đấng Christ có trách nhiệm nào đối với những người cha hay mẹ đơn chiếc trong hội thánh?
23 Sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn tín đồ đấng Christ là vô giá. Gia-cơ 1:27 nói: “Sự tin đạo thanh-sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là: thăm-viếng kẻ mồ-côi, người góa-bụa trong cơn khốn-khó của họ”. Thật vậy, tín đồ đấng Christ có bổn phận giúp những gia đình chỉ có cha hay mẹ. Có vài cách thực tiễn nào để làm điều này?
24. Chúng ta có những cách nào để giúp gia đình chỉ có cha hay mẹ bị khốn khó?
I Giăng 3:17). Chữ “thấy” trong tiếng gốc Hy Lạp không có nghĩa chỉ là một cái nhìn thoáng qua nhưng là cái nhìn chăm chú. Điều này cho thấy một tín đồ nhân hậu có lẽ trước hết phải quen thuộc với hoàn cảnh và nhu cầu của gia đình đó. Có lẽ họ cần tiền. Một số người có thể cần giúp sửa chữa trong nhà. Hay là họ chỉ muốn được mời dùng một bữa cơm hoặc dự buổi họp mặt chung vui.
24 Chúng ta có thể giúp đỡ về vật chất. Kinh-thánh nói: “Nếu ai có của-cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng-túng mà chặt dạ, thì lòng yêu-mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được!” (25. Tín đồ đấng Christ có thể bày tỏ lòng thương xót như thế nào đối với người cha hay mẹ đơn chiếc?
25 Ngoài ra, I Phi-e-rơ 3:8 nói: “Hết thảy anh em phải đồng lòng đầy thương-xót và tình yêu anh em, có lòng nhơn-từ và đức khiêm-nhượng”. Một người mẹ một mình nuôi sáu con nói: “Tôi thấy khó khăn và đôi khi tôi lo âu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng một anh hay chị nói với tôi: ‘Chị Joan à, chị thật là đảm đang đó. Kết quả sẽ rất đáng công’. Chỉ cần biết được là người khác nghĩ đến mình và biết họ quan tâm cũng đủ giúp tôi rồi”. Các nữ tín đồ đấng Christ lớn tuổi có thể đặc biệt hữu hiệu trong việc giúp các chị trẻ một mình nuôi con và lắng nghe họ khi họ có vấn đề không tiện bàn luận với một người nam.
26. Các nam tín đồ thành thục có thể giúp những trẻ mồ côi cha như thế nào?
26 Các nam tín đồ đấng Christ có thể giúp bằng những cách khác. Người công bình Gióp nói: “Tôi giải-cứu... kẻ mồ-côi không ai giúp-đỡ” (Gióp 29:12). Cũng thế, một số nam tín đồ ngày nay tỏ lòng chú ý đến các em mồ côi, tỏ “sự yêu-thương, bởi lòng tinh-sạch”, không có động lực xấu (I Ti-mô-thê 1:5). Dù không bỏ bê gia đình mình, nhưng đôi khi họ có thể sắp đặt đi rao giảng với các em đó và cũng mời chúng đến nhà dự cuộc học hỏi gia đình hoặc giải trí với nhau. Sự tử tế đó rất có thể cứu một em mồ côi cha để không đi theo đường lối bướng bỉnh.
27. Cha mẹ đơn chiếc có thể an tâm là họ có sự nâng đỡ nào?
27 Dĩ nhiên, điều tối hậu là người cha hay mẹ đơn chiếc phải “gánh lấy riêng phần” trách nhiệm mình (Ga-la-ti 6:5). Tuy nhiên, họ có thể được các anh chị tín đồ đấng Christ và Giê-hô-va Đức Chúa Trời yêu thương. Kinh-thánh nói về Đức Chúa Trời: “[Ngài] nâng-đỡ kẻ mồ-côi và người góa-bụa” (Thi-thiên 146:9). Với sự nâng đỡ đầy yêu thương của ngài, gia đình chỉ có cha hay mẹ có thể thành công!
^ đ. 9 Nếu một tín đồ trẻ bị mang thai vì có hành vi vô luân, hội thánh tín đồ đấng Christ chắc chắn không dung túng những gì người đó làm. Nhưng nếu ăn năn, các trưởng lão hội thánh và những người khác có thể giúp chị.
^ đ. 15 Chúng tôi không nói đến trường hợp đứa con cần được che chở khỏi bị cha hoặc mẹ đối xử tàn tệ với nó. Và nếu người kia cố làm giảm quyền của bạn, có ý thuyết phục con cái bỏ bạn, thì bạn nên nói với những người bạn có kinh nghiệm, chẳng hạn các trưởng lão trong hội thánh tín đồ đấng Christ, để biết làm sao đối phó với tình trạng đó.